Trang chủ Nha khoa Niềng răng bị tụt lợi – Nguyên nhân, cách khắc phục và phòng ngừa HIỆU QUẢ 95%

Niềng răng bị tụt lợi – Nguyên nhân, cách khắc phục và phòng ngừa HIỆU QUẢ 95%

Niềng răng bị tụt lợi có thể gây sưng đau, lộ chân răng, lâu ngày có thể làm cấu trúc ổ răng suy yếu dẫn tới mất răng hoàn toàn. Đây là hiện tượng phổ biến trong – sau quá trình chỉnh nha do nhiều nguyên nhân gây nên. Hãy cùng tìm hiểu rõ tại sao bạn bị tụt lợi khi niềng răng – cách khắc phục và phòng tránh tốt nhất.

I/ Tại sao niềng răng bị tụt lợi?

Niềng răng bị tụt lợi là hiện tượng thường gặp tạo ra những khó khăn trong quá trình ăn nhai và ảnh hưởng tới thẩm mỹ của khách hàng.

Tụt lợi khi niềng răng có thể xảy đến bởi nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Dưới đây là 1 số lý do có thể làm bạn gặp phải tình trạng bị tụt lợi khi niềng răng:

1- Do cao răng tích tụ lâu ngày 

Trước khi thực hiện niềng răng, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng và nướu. Sau đó, nha sĩ sẽ tiến hành lấy sạch cao răng, mảng bám còn sót lại.

Đảm bảo quá trình niềng không xảy ra viêm nhiễm do vi khuẩn hoặc cặn vôi bám dày làm ảnh hưởng tới sự dịch chuyển của răng.

bị tụt lợi khi niềng răng

Cao răng tích tụ nhiều lâu ngày dẫn tới vi khuẩn phát triển và gây tụt lợi

Tuy nhiên, trong quá trình sinh hoạt ăn uống, cặn vôi tích tụ nhanh khiến vi khuẩn có cơ hội sinh sôi và gây sưng nướu.

Nếu không được khắc phục nhanh chóng, bạn sẽ dần bị tụt lợi, lộ chân răng, gây đau nhức, khó chịu.

Xem ngay:Thẩm mỹ Thái Lan– Thay đổi nhan sắc, làm chủ cuộc đời

2- Mắc các bệnh lý nha khoa trong thời gian trong và sau khi đeo niềng

Cũng giống như việc loại bỏ cặn vôi răng, trước khi gắn mắc cài niềng răng bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe răng miệng tổng quát.

bị tụt lợi có niềng răng được không

Trong thời gian đeo niềng bạn bị mắc 1 số bệnh lý viêm nha chu dẫn tới hiện tượng tụt lợi lòi chân răng

Nếu phát hiện có bất cứ vấn đề bệnh lý nào như: viêm nha chu, sâu răng, viêm tủy,.. khách hàng sẽ cần được xử lý hoàn toàn để đảm bảo an toàn trong quá trình chỉnh nha sau này.

Tuy nhiên, nếu các mầm bệnh bị sót lại, không được chữa trị dứt điểm thì hiện tượng niềng răng bị tụt lợi sẽ rất dễ xảy ra.

Do đó, bệnh nhân cần hết sức lưu ý tới vấn đề bệnh răng miệng trước khi thực hiện đeo niềng răng.

3- Chải răng không đúng cách 

Thao tác đánh răng có khả năng làm sạch và tác động trực tiếp tới vùng lợi, nướu của bạn. Chải răng trong khi đeo niềng sẽ trở nên khó khăn hơn với bạn.

Tuy nhiên, hãy chú ý về vấn đề chải răng đúng cách để hạn chế tối đa viêm nướu, tụt lợi.

niềng răng có bị tụt lợi không

Quá trình chải răng có thể làm hư tổn tới nướu và lợi

Nếu chải răng quá mạnh, phần lông bàn chải hoặc nhựa va chạm nhiều với lợi sẽ gây tổn thương, sưng đau từ đó dẫn tới hiện tượng bị tụt lợi khi niềng răng.

4- Chế độ dinh dưỡng không phù hợp 

Lực siết của khí cụ chỉnh nha làm cho chân răng của khách hàng bị yếu đi do đang trong thời gian dịch chuyển về vị trí mong muốn.

niềng răng xong bị tụt lợi

Sử dụng nhiều đồ ăn dai cứng có thể tạo sức ép lớn lên răng và lợi

Khi đó, không chỉ chân răng yếu mà nướu, lợi cũng nhạy cảm hơn bình thường.

Nếu sử dụng nhiều thực phẩm dai cứng, cần lực nhai xé nhiều trong 1 thời gian liên tục sẽ làm ảnh hưởng tới lợi của bạn.

Răng lung lay kết hợp tụt lợi sẽ là hậu quả do chế độ dinh dưỡng không phù hợp trong thời gian chỉnh nha.

5- Kĩ thuật niềng không đảm bảo 

Một lý do khác không thể bỏ qua nếu xảy ra hiện tượng niềng răng bị tụt lợi là tay nghề bác sĩ không đảm bảo trong khi thực hiện gắn mắc cài và dây cung chỉnh nha.

Lực kéo của khí cụ quá căng sẽ làm răng phải chịu tác động lớn, dịch chuyển đột ngột làm ảnh hưởng tới lợi và nướu.

Khi đó, bạn sẽ rất dễ bị tụt lợi, thân răng lung lay, cảm giác đau nhức kéo dài.

 NGUYÊN NHÂN NÀO DẪN TỚI TÌNH TRẠNG CỦA BẠN?

Gửi hình ảnh hoặc đăng kí tư vấn trực tiếp cùng chuyên gia để được giải đáp ngay!!!

Hoặc

II/ Giải pháp khắc phục tụt lợi khi niềng răng

Khi phát hiện mình bị tụt lợi khi niềng răng, bạn nên có kế hoạch khắc phục ngay lập tức để phòng tránh tình trạng ngày càng nặng hơn.

Dưới đây là 1 số lời khuyên dành cho bạn chữa tụt lợi cấp độ nhẹ tại nhà:

  • Bước 1: Tự kiểm tra và đánh giá tình trạng tụt lợi của mình có nghiêm trọng hay không. 

Lợi tụt nhiều đồng nghĩa với tình trạng lộ chân răng càng rõ. Nếu bạn nhận thấy vùng nướu, lợi sưng đau, chân răng lộ rõ ra ngoài, có cảm giác đau nhức thì hãy cẩn thận bệnh lý này.

  • Bước 2: Cải thiện tình trạng tụt lợi bằng dầu mè. 

Lấy 2 thìa dầu mè nguyên chất ra rồi đun ấm lên, sau đó bạn ngậm trong 2 phút thì nhổ ra. Hãy nhớ vệ sinh sạch lại bằng nước ấm cho khoang miệng của mình.

dầu mè chữa tụt lợi

Súc miệng bằng dầu mè nguyên chất để cải thiện tình trạng tụt lợi

  • Bước 3: Súc miệng bằng nước muối ấm thường xuyên. 

Nước muối ấm có tác dụng diệt khuẩn, giúp bạn cải thiện tình trạng sưng viêm của mình, giảm đau nhức.

Đồng thời, nước muối còn có có thể loại bỏ cặn mảng bám thức ăn còn sót lại, hạn chế cặn vôi tích tụ và vi khuẩn sinh sôi.

Những cách cải thiện tại nhà phía trên chỉ có tác dụng ngăn chặn tình trạng tụt lợi của bạn trở nên xấu hơn. Sau đó bạn hãy sắp xếp thời gian tới cơ sở nha khoa để được kiểm tra cụ thể.

Tại cơ sở nha khoa, bác sĩ sẽ tiến hành khám tổng quát nha khoa cho khách hàng để xác định nguyên nhân bị tụt lợi.

Khi đó nha sĩ sẽ thực hiện các kĩ thuật, công nghệ tương ứng để chữa dứt điểm bệnh lý, điều chỉnh lực kéo của dây cung sao cho phù hợp nhất với tình trạng răng của khách hàng.

Xem thêm:Nâng mũi Thái Lan– Nâng mũi đổi vận, thay đổi cuộc đời

III/ Sự khác biệt ở Kangnam chữa tụt lợi khi niềng răng

Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam hiện đã xây dựng riêng chuyên khoa khám nha để phục vụ nhu cầu lớn của đông đảo khách hàng.

Tới với cơ sở, bạn sẽ được trải nghiệm chất lượng dịch vụ nha khoa hàng đầu chỉ có Bệnh viện cao cấp mới mang lại được.

1- Xây dựng kế hoạch điều trị chuyên sâu

Niềng răng bị tụt lợi là hiện tượng gần như không xảy ra đối với các khách hàng của nha khoa Kangnam.

Để kiểm soát tốt vấn đề này, các bác sĩ đã xây dựng riêng phác đồ điều trị chuyên sâu, phù hợp với tình trạng răng của từng khách hàng.

tại sao niềng răng lại bị tụt lợi

Nha sĩ tại Kangnam sẽ xây dựng 1 phác đồ điều trị tụt lợi riêng cho mỗi khách hàng

Đồng thời, trước khi thực hiện đeo niềng bạn sẽ có 1 buổi kiểm tra tổng quát sức khỏe răng miệng để các bác sĩ nắm bắt được tình trạng bệnh lý nha khoa cụ thể.

Khi đó, nha sĩ sẽ tiến hành xử lý tận gốc mọi mầm bệnh nha khoa mà bạn đang mắc phải nhằm đảm bảo an toàn và nâng cao tính hiệu quả sau khi chỉnh nha.

Kế hoạch này được xây dựng ngay sau khi bạn có buổi thăm khám đầu tiên với nha sĩ để mọi quá trình gắn khí cụ chỉnh nha và tái khám sau này diễn ra suôn sẻ hơn.

2- Tay nghề bác sĩ

Toàn bộ nha sĩ hiện đang công tác tại nha khoa Kangnam đều có trình độ chuyên môn tốt, đã từng làm việc – tu nghiệp tại các bệnh viện lớn trong và ngoài nước.

Bác sĩ sẽ được chỉ định phụ trách từng bệnh nhân một, khám ban đầu và theo sát quá trình chỉnh nha của bạn.

Do đó, khách hàng tới với cơ sở nha khoa Kangnam có QUYỀN an tâm về chất lượng tay nghề bác sĩ thực hiện trực tiếp cho mình.

3- Quy trình chỉnh nha vô trùng đảm bảo yêu cầu của Bộ y tế 

Tại cơ sở Kangnam đã xây dựng các phòng khám nha với đầy đủ thiết bị hiện đại phục vụ tốt nhất trong quá trình niềng răng của bạn.

bị tụt lợi có nên niềng răng

Khách hàng sẽ được chữa tụt lợi theo quy trình chuẩn của Bộ y tế

Đồng thời, mỗi khách hàng sử dụng dịch vụ niềng răng tại cơ sở đều phải trải qua các bước cơ bản giống nhau để đảm bảo an toàn, chất lượng theo tiêu chuẩn của Bộ y tế đưa ra.

Điều này cũng góp phần giảm thiểu tối đa hiện tượng niềng răng bị tụt lợi, viêm nướu hay mắc các bệnh lý nha khoa khác.

4- Dịch vụ chăm sóc sau niềng răng

Tụt lợi khi niềng răng có 1 phần nguyên do bởi khâu hướng dẫn chăm sóc sau khi chỉnh nha không được các bác sĩ quan tâm.

Khi đó, khách hàng không có đầy đủ kiến thức để tự chăm sóc răng miệng tại nhà, hạn chế vi khuẩn, mảng bám tích tụ trên răng.

Tuy nhiên, tại Kangnam sau khi gắn mắc cài niềng răng, bác sĩ sẽ đưa ra hướng dẫn chăm sóc kĩ lưỡng để bạn nắm được thông tin chăm sóc răng miệng tại nhà tốt nhất.

Đồng thời, nha khoa còn sở hữu đội ngũ chuyên viên chăm sóc trực tổng đài 24/7 để giải đáp thắc mắc của khách hàng khi cần trong suốt quá trình chăm sóc răng miệng trong – sau khi niềng răng.

IV/ Hình ảnh khách hàng trước sau chữa niềng răng bị tụt lợi

Thực tế, Kangnam đã tiếp nhận điều trị tụt lợi của các khách hàng sử dụng dịch vụ tại nha khoa kém chất lượng hoặc không chăm sóc kĩ răng miệng trong thời gian chỉnh nha.

Sau 1 thời gian điều trị bác sĩ đã khắc phục triệt để bệnh lý, giúp khách hàng có sức khỏe răng miệng tốt và cải thiện chức năng nhai xé thức ăn.

Dưới đây là 1 số hình ảnh chữa tụt lợi sau khi niềng răng của khách hàng thực tế tại cơ sở:

tụt lợi khi niềng răng

Niềng răng bị tụt lợi cấp độ nhẹ của anh Tường (Thanh Hóa) đã được bác sĩ Kangnam điều trị khỏi chỉ sau 1 thời gian ngắn

niềng răng bị lòi chân răng

Tụt lợi làm lộ chân răng sâu gây đau nhức và lung lay răng đã được chữa hoàn toàn

niềng răng có bị tụt lợi

Hình ảnh trước và sau khi điều trị hiện tượng tụt lợi khi niềng răng của chị Hoa (Hà Nội) do chị không vệ sinh răng miệng đúng cách khiến vi khuẩn tấn công, sưng viêm kéo dài

nguyên nhân niềng răng bị tụt lợi

Niềng răng xong bị tụt lợi đã không còn là nỗi lo lắng của chị Thương (Hải Phòng) sau khi được điều trị tại nha khoa Kangnam

CHỮA TỤT LỢI KHI NIỀNG RĂNG AN TOÀN – NHANH CHÓNG 

Đăng kí tư vấn Miễn phí cùng chuyên gia!!!

V/ Lưu ý ngăn ngừa niềng răng bị lòi chân răng

Để hạn chế các bệnh lý nha khoa như viêm nướu, tụt lợi, sâu răng,.. bạn hãy ghi nhớ 1 số lời khuyên của chuyên gia như sau:

  • Đánh răng thường xuyên sau mỗi bữa ăn chính bằng bàn chải lông mềm, có mặt chải nướu.
  • Sử dụng bàn chải kẽ để vệ sinh sạch quanh mắc cài, dây cung, mặt trong của răng.
  • Xỉa răng bằng chỉ nha khoa để lấy toàn bộ cặn thức ăn thừa.
  • Không sử dụng tăm hay các vật cứng cọ xát vào vùng lợi, nướu.
  • Điều chỉnh thực đơn ăn uống, hạn chế đồ ăn cứng, dai, cần sử dụng lực nhai nhiều.
  • Sử dụng nước súc miệng chuyên dụng hoặc nước muối ấm để diệt khuẩn, loại bỏ mảnh vụn thức ăn sau các bữa ăn.
  • Không sử dụng nhiều các thực phẩm có chứa đường để hạn chế sâu răng và cao răng hình thành.
  • Kiểm tra răng miệng tổng quát thường xuyên trong và sau quá trình niềng răng chỉnh nha

Niềng răng bị tụt lợi là 1 trong các biến chứng thường gặp, khá nguy hiểm nếu mắc phải. Hiện tượng này sẽ gây nên những ảnh hưởng nhất định tới độ chắc khỏe của chân răng và sưng đau trong quá trình ăn nhai.

Hãy điều trị sớm bệnh lý tụt lợi của mình tại cơ sở nha khoa uy tín để tránh tình trạng diễn biến ngày càng nặng thậm chí là mất răng hoàn toàn.

ĐĂNG KÍ LỊCH KHÁM NHA KHOA TỔNG QUÁT NGAY HÔM NAY!